Độ nhiễu, suy hao và công thức tính công suất thu tại thiết bị Wifi

Đánh giá bài viết này

SUY HAO VÀ CÔNG THỨC TÍNH CÔNG SUẤT THU TẠI THIẾT BỊ

 

Suy hao các vật liệu thường gặp trong nhà.

 SUY HAO DO VẬT LIỆU

SUY HAO

 Cửa sổ kính

2 db

 Cửa gỗ

3 db

 Tường khô

4 db

Đá hoa cương

5 db

Tường kính với khung kim loại

6 db

Tường gạch

8 db

Tường bê tông

10-15 db

 

Suy hao theo khoảng cách giữa modem và thiết bị thu

SUY HAO DO KHOẢNG CÁCH

SUY HAO

10 mét

70 db

20 mét

80 db

>40 mét

>90 db

 

Công thức tính công suất thu

Công suất thu = Công suất phát (Modem) – Tổng suy hao

(Bao gồm : Suy hao theo khoản cách + Suy hao theo vật liệu theo bảng 4.2 và 4.3)

Bảng tiêu chí kết quả công suất thu
( Được do bằng các ứng dụng như Wifi Analyzer, inSSIDer, Wifi SNR.v.v..)

CƯỜNG ĐỘ TÍN HIỆU THU (RSSI)

CHẤT LƯỢNG

TỐC ĐỘ DOWNLOAD

DỊCH VỤ CÓ THỂ SỬ DỤNG

Lớn hơn -60 dBm

Tốt

80%

Tất cả dịch vụ: voice, video, web, mail

-61dBm  ÷ -70 dBm

Bình  thường

60%

Tất cả dịch vụ: voice, video, web, mail

-71dBm  ÷ -80 dBm

Yếu

40%

Web, mail

Nhỏ hơn -80 dBm

Rất yếu

N/A

Chạy không ổn định hoặc không hoạt động

ĐỘ NHIỄU ẢNH HƯỞNG TỚI WIFI

Mạng di động đang trở nên ngày càng thông dụng, do đó ngày càng nhiều thiết bị vô tuyến thực hiện truyền nhận tín hiệu qua môi trường không khí. Những tín hiệu hoạt động ở các tần số tương tự nhau có thể gây nhiễu với nhau và có tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu suất của mạng Wifi.

Có 3 loại nhiễu ảnh hưởng tới mạng Wifi gồm :

  • Nhiễu đồng kênh (trùng kênh) : Các kênh Wifi do nhiều người dùng lân cận trùng với kênh Wifi của khách hàng đang dùng.
  • Nhiễu xuyên kênh (kênh lân cận) : Các kênh Wifi do nhiều người dùng lân cận chồng lấn với kênh Wifi khách hàng đang dùng.
  • Nhiễu nền (SNR ) : Nhiễu nền được gây ra bởi các thiết bị dùng sóng di động khác hoặc các hoạt động của môi trường tự nhiên. SNR càng cao thì chất lượng tín hiệu kết nối giữa AP và thiết bị không dây càng tốt. Nếu cường độ tín hiệu thu ( RSSI ) cao mà SNR thấp ( <5 ) thì mạng Wifi sẽ rất chậm. SNR > 40 là rất tốt, từ 25-40 là tốt, từ 15-25 là bình thường,  5-15 là yếu.

Băng tầng 2.4Ghz

Bang tang 24Ghz

Băng tần 2,4GHz có tất cả 11 kênh được sử dụng tại Việt nam (Các kênh còn lại từ 12,13,14 được dùng tại các quốc gia khác)

Hiện tượng các kênh trùng lắp nhau (trong biểu đồ bên trên) làm giảm đáng kể số kênh khả dụng. Khi một AP hay thiết bị Wifi khác phát tín hiệu trên một kênh nào đó, thiết bị này thật sự lan rộng tín hiệu qua không gian của khoảng 4 kênh, có băng thông khoảng 20MHz hay 22MHz, tùy theo chuẩn không dây được sử dụng.

Như biểu đồ cho thấy, nếu thiết lập AP vào kênh 1, tín hiệu sẽ lan rộng đến kênh 3. Nếu AP được thiết lập cho kênh 6, tín hiệu sẽ truyền đi qua các kênh 4 và 8. Khi ở trên kênh 11, tín hiệu sẽ đi từ kênh 9 đến 13. Nếu chỉ sử dụng các kênh 1, 6 và 11 (được gọi là kênh không bị trùng lắp), ta có được băng thông khả dụng lớn nhất.

Băng tầng 5Ghz

bng_tng_5Ghz

So với băng tầng 2.4Ghz thì băng tầng 5Ghz ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu đồng kênh và xuyên kênh. Do băng tầng này có 25 kênh và các kênh không bị chồng lấn nhau như 2.4Ghz.

Chính vì ít nhiễu nên băng thông khả dụng lớn hơn rất nhiều so với băng tầng 2.4Ghz.

Tuy nhiên yếu điểm của băng tầng 5Ghz là khoản cách phát sóng Wi-Fi không xa bằng 2.4Ghz do sóng Wi-Fi bị hấp thụ khi xuyên qua các vật cản nhiều hơn.

Phần tiếp theo: Hướng dẫn khảo sát và lắp đặt Wifi