Những câu hỏi thường gặp về dịch vụ FPT Telecom
Tại đây sẽ giải đáp những vấn đề thường gặp trong quá trình đăng ký, sử dụng và chấm dứt hợp đồng cung cấp các dịch vụ của mạng FPT.
A. NHỮNG CÂU HỎI KHI ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG
1. Tôi cần đăng ký lắp đặt internet Fpt, quy trình cách thức đăng ký của FPT như thế nào?
Bước 1: Khách hàng gọi số hotline phòng kinh doanh hoặc liên hệ online thông báo địa chỉ cần đăng ký internet Fpt. Nhân viên kỹ thuật sẽ khảo sát trước xem có lắp đặt được hay không và gọi lại thông báo.
Bước 2: Cung cấp thông tin họ tên người đăng ký và số CMND hoặc tên doanh nghiệp và MST. Yêu cầu gói cước muốn đăng ký, nhân viên sẽ tư vấn khách hàng chọn gói cước phù hợp với nhu cầu và các chương trình khuyến mãi FPT.
Bước 3: Nhân viên kinh doanh đem hợp đồng cung cấp dịch vụ đến địa chỉ Khách hàng yêu cầu để ký hoàn tất thủ tục đăng ký, khảo sát thực tế và thu tiền.
Hoàn tất: Khách hàng ký xong hợp đồng, thời gian từ 1 đến 2 ngày sau đội Kỹ thuật sẽ đến lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu và bắt đầu sử dụng.
2. Thủ tục đăng ký mạng cáp quang, truyền hình FPT cần những gì? Có phải cam kết sử dụng trong bao nhiêu lâu không?
Thu tục đăng ký dịch vụ khách hàng xem tại đây.
Khách hàng ký hợp đồng cam kết sử dụng dịch vụ tối thiểu 24 tháng. Nếu ngưng trước thời gian cam kết sẽ phải bồi thường 100% giá trị khuyến mãi bằng tiền mặt có ghi rõ trên phụ lục hợp đồng.
3. Tôi di chuyển địa chỉ sử dụng mạng internet FPT, chuyển tên cho người khác đứng tên sử dụng có được không?
Hoàn toàn được, khách hàng liên hệ trung tâm giao dịch thuận tiện nhất để thực hiện, người mới khi đi đem theo CMND người cũ.
4. Tôi muốn ký hợp đồng và lắp đặt internet FPT có liền trong ngày được không?
Không lắp đặt liền ngay được, theo quy định của FPT Telecom ký hợp đồng xong từ 1 đến 2 ngày sau kỹ thuật đến lắp. Trường hợp cần gấp nhân viên kinh doanh sẽ cố gắng hỗ trợ trong thời gian sớm nhất có thể.
5. Lắp đặt xong mới đóng tiền lắp đặt dịch vụ được không? Ứng tiền trước lắp xong trả hết được không? Lắp đặt xong mới ký hợp đồng được không? Dùng thử được không?
Khi khách hàng chọn xong gói cước cần đăng ký, nhân viên sẽ thông báo số tiền cần thanh toán khi ký hợp đồng. Số tiền này căn cứ theo hợp đồng gói cước khách hàng ký, nếu khách hàng không thanh toán đầy đủ tiền có nghĩa là chưa hoàn tất ký xong hợp đồng và không lắp đặt được.
Không có hình thức dùng thử dịch vụ.
6. Nếu ký hợp đồng với FPT Telecom và thanh toán xong mà không lắp đặt được thì sao?
Thời gian lắp đặt mạng FPT là từ 1 đến 2 ngày, nếu không lắp được nhân viên kỹ thuật hoặc kinh doanh sẽ thông báo cho khách hàng biết ngay tình trạng, không để xảy ra hẹn nhiều lần kéo dài nhiều ngày. Khách hàng sẽ nhận lại 100% số tiền đã đóng cho công ty.
7. Tại sao hoàn tất ký xong hợp đồng lại có trường hợp không lắp đặt được?
Nhân viên kinh doanh đến nhà làm hợp đồng và khảo sát sẽ giảm thiểu tối đa trường không lắp đặt được. Đây là những trường hợp đã hoàn tất ký xong hợp đồng đăng ký internet FPT, truyền hình FPT nhưng có thể không lắp đặt được:
- Khu vực hết cáp quang FPT. Khu vực ngầm hóa FPT chưa có cáp ngầm (mặt tiền đường trung tâm thành phố như Nguyễn Huệ…, đại lộ lớn như Võ Văn Kiệt…, một số khu dân cư, đô thị mới cáp độc quyền nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác)
- Khu vực không có trụ neo dây cáp an toàn, trụ neo cáp xa quá 40m. Tuyến cáp băng đường rộng, xe đông. Tuyến cáp băng qua nhà dân, khu vực địa phận nhà dân không cho kéo qua. Tuyến cáp quang kéo băng qua bình điện cao thế.
- Cáp quang không nối vào cáp âm tường có sẵn trong nhà được. Khách hàng không đồng ý khoan tường luồn dây cáp, không đồng ý đi nổi bên ngoài vì xấu nhà. Chủ nhà thuê trọ không cho đăng ký lắp mạng.
- Tòa nhà, chung cư, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ… không có internet cáp quang FPT đầu tư sẫn bên trong, không thể kéo cáp từ bên ngoài vào.
B. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THANH TOÁN CƯỚC
1. Công ty FPT thu tiền mạng internet vào ngày mấy?
Không có ngày thu cước cụ thể, thời gian thu cước từ ngày 1 đến ngày 16 hàng tháng, thu cước sử dụng của tháng trước đó. Sau thời gian này, nếu chưa thanh toán cước đầy đủ hệ thống sẽ tự động khóa lại không dùng được cho đến khi đóng cước đầy đủ.
2. Đóng tiền cước internet FPT, truyền hình FPT ở đâu?
Các hình thức thanh toán cước FPT vui lòng lick xem tại đây.
3. Kiểm tra gói cước internet, truyền hình FPT đang sử dụng, số tiền cần thanh toán thì xem ở đâu?
Truy cập vào website member.fpt.vn, gọi số tổng đài FPT HCM 19006600, hoặc xem trên ứng dụng HiFPT để được cung cấp tài khoản đăng nhập và hướng dẫn kiểm tra.
4. Tôi bị khóa cước, không sử dụng được có cách nào mở lại ngay không vì ngay bây giờ tôi không thể đi ra ngoài hoặc thanh toán online?
Khi bị khóa cước khách hàng sẽ được một lần ân hạn mở miễn phí, thời gian mở là 24 giờ. Những lần ân hạn sau tính phí 25.000 đồng một lần gia hạn. Số lần gia hạn tối đa là 3 lần, khi thanh toán cước Khách hàng sẽ phải đóng phí gia hạn này.
5. Hàng tháng có nhân viên đến thu tiền mạng internet, tháng này tôi bận chưa đóng bị khóa mạng bây giờ muốn đóng tiền có mạng ngay được không?
Khách hàng nên chủ động ra ngay các điểm thu cước FPT Telecom gần nhất hoặc thanh toán online, sẽ được mở ra trong vòng 30 phút. Báo nhân viên thu cước quay lại thu sẽ mất rất nhiều thời gian của khách hàng, không thể có ngay được.
Khách hàng đăng ký hình thức thu cước tại nhà nhưng đến điểm giao dịch đóng hoặc qua thanh toán online vẫn phải trả phí thu tại nhà là 16.000đ.
6. Chuyển đổi hình thức thanh toán tiền cước hàng tháng được không vì tôi tự đi đóng cước vẫn phải đóng 16.000đ ?
Thay đổi hình thức thanh toán tại các trung tâm giao dịch của FPT hoặc tại website member.fpt.vn, phí thu tại nhà sẽ được hủy vào hóa đơn kỳ cước tiếp theo.
7. Tại sao tôi nợ 1 tháng tiền cước là khóa mạng không sử dụng được nữa nhưng 1-2 tháng sau hay nhiều tháng sau tôi thanh toán lại thành ra nợ 2 tháng cước?
Khách hàng sử dụng dịch vụ là xài hết tháng mới đóng cước(hích thức trả sau), hạn thu cước là sau ngày 16 tháng sau. Khi bị khóa mạng có nghãi là khách hàng đã xài được 1 tháng + hơn 15 ngày của tháng sau nữa rồi.
Vì cước được tính tròn gói một tháng nên khi bị khóa mạng khách hàng không thanh toán ngay thì những ngày khách hàng không xài được vẫn bị tính cước tròn tháng đó. Sau 2 tháng vi phạm hợp đồng không đóng cước, Công ty sẽ đơn phương khóa hợp đồng lại không tính cước nữa nên khi thanh toán nợ khách hàng sẽ phải thanh toán cước trọn 2 tháng đang nợ.
C. NHỮNG CÂU HỎI VỀ KỸ THUẬT
1. Không vào được mạng internet, bị rớt mạng cần kỹ thuật hỗ trợ thì tôi gọi số nào?
Điện thoại hỗ trợ kỹ thuật tại FPT Telecom HCM là 19006600(nhánh số 2), hoặc yêu cầu hỗ trợ qua ứng dụng HiFPT, nhân viên tổng đài viên sẽ hỗ trợ qua điện thoại. Trường hợp vẫn không khắc phục được tổng đài sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến nhà khắc phục sự cố trong vòng 4 giờ làm việc.
2. Thay đổi mật khẩu wifi FPT, tôi phải làm gì?
Việc thay đổi mật khẩu hoặc tên sóng internet Wifi Fpt hoàn toàn tự có thực hiện tại nhà. Khách hàng có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn trong clip sau, có một số điểm cần chú ý:
– Nếu không biết nhiều về kỹ thuật nên kết nối máy tính và modem trực tiếp bằng cổng LAN khi đổi mật khẩu, tên sóng wifi.
– Đăng nhập địa chỉ IP 192.168.1.1 không hiện ra giao diện modem nên đổi trình duyệt khác hoặc máy tính khác vì có thể máy bạn bị Off một số dịch vụ, phương thức kết nối. Nếu là hệ thống mạng LAN trong công ty nên nhờ IT làm giúp.
– Nếu đăng nhập username/pass không được nên gọi ngay cho hỗ trợ kỹ thuật FPT, không được tự ý reset modem.
– Đổi xong tên sóng hoặc mật khẩu wifi phải thoát sóng wifi cũ đang kết nối ra và đăng nhập lại wifi lại từ đầu.
– Đăng nhập được sóng wifi nhưng không có mạng, máy khác vẫn có thì vào máy tính phần Manager Wireless Networks trong Control Panel xóa hết những sóng wifi đã lưu rồi dò sóng wifi của mình đăng nhập lại.
Xem thêm bài hướng dẫn đổi mật khẩu wifi FPT G97RG6M mới nhất
3. Tôi muốn kiểm tra tốc độ gói cước mạng internet FPT thực tế đang sử dụng ở đâu?
- Kiểm tra trực tiếp tại thiết bị(modem wifi) bằng cách vào trình duyệt(chrome, firefox, safari,…) gõ địa chỉ IP 192.168.1.1. Username + Password là admin. Lick xem mục Status. Dòng hiện thị tốc độ là downstream và upstream.
- Kiểm tra bằng những công cụ uy tín có sẵn trên mạng như Speedtest
- Kiểm tra trên ứng dụng HiFPT
4. Tại sao gói cước tôi đăng ký cáp quang FPT là 22Mbps nhưng download thực tế lại không bằng 22Mpbs?
– Đơn vị băng thông các gói dịch vụ internet dân dụng là Megabit(Mbps). Tốc độ dowload hay upload thực tế được tính bằng Megabyte. Từ đơn vị Megabit đổi sang đơn vị Megabyte ta chia cho 8.
– Cụ thể gói 22Megabit khách hàng đăng ký khi dowload thực tế thì tốc độ lý tưởng tối đa 2,75 Megabyte.
– Thực tế không phải lúc nào tốc độ down/up cũng max 2,75 Megabyte như đã đề cập ở trên, tùy vào thời gian, thời điểm, server, trang web khách hàng down/up, thông thường đạt khoảng 70-90%.
5. Bảo hành sửa chữa modem wifi FPT bị hư hỏng ở đâu? Có nhân viên xuống nhà đổi modem khác cho tôi không?
Khách hàng đem theo CMND của người đăng ký mạng FPT hoặc giấy giới thiệu đối với doanh nghiệp và modem wifi lên trung tâm giao dịch thuận tiện nhất để được bảo hành hoặc đổi mới hoàn toàn miễn phí.
D. NHỮNG CÂU HỎI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Lưu ý: Khi đến các trung tâm giao dịch FPT Telecom, khách hàng cần đem theo CMND gốc của người đăng ký hoặc giấy giới thiệu của Cty nếu chủ hợp đồng là doanh nghiệp. Nếu không có CMND của người đăng ký cần đem theo 2 hóa đơn đóng tiền mạng tháng gần nhất.
1. Tôi muốn liên hệ các trung tâm giao dịch bằng điện thoại, có số điện thoại các trung tâm, cửa hàng của FPT Telecom HCM không?
Không, các trung tâm giao dịch FPT Telecom HCM đều không có số riêng cụ thể, nhân viên liên lạc với nhau bằng số nội bộ của công ty từng người, từng bộ phận. Khách hàng muốn liên hệ giao dịch bằng cách đến trực tiếp tại quầy giao dịch. Thời gian làm việc các trung tâm 7 ngày/tuần từ 8h00 đến 17h30.
2. Tôi muốn nâng cấp đường truyền, gói cước tôi phải làm gì? Nâng cấp có nhanh không? có phải kéo lắp lại đường dây mới không? Có mất phí không?
Đến trung tâm giao dịch thuận tiện nhất để đăng ký. Việc nâng cấp hoàn toàn miễn phí.
Nếu đang sử dụng mạng cáp quang FPT thì khách hàng có thể nâng cấp băng thông và dùng được ngay không phải kéo lại đường dây.
Nếu đang dùng cáp đồng sẽ được kéo lại dây và thay modem quang mới, thời gian lắp mới lại là 1-2 ngày.
3. Tôi chuyển nhà, chuyển phòng trọ muốn đổi địa chỉ sử dụng mạng internet cáp quang FPT tôi phải làm gì?
Khi chuyển sang chỗ mới cần tháo modem đem theo, sau đó đến trung tâm giao dịch gần nhất làm thủ tục và đóng phí chuyển đổi. 1-2 ngày sau nhân viên kỹ thuật sẽ đến chỗ chuyển mới để lắp đặt.
4. Tôi muốn chuyển tên cho người khác sử dụng, đứng tên trên hợp đồng với FPT được không?
– Trường hợp có CMND chủ hợp đồng: người mới đem theo CMND của mình và người cũ lên trung tâm giao dịch để đổi tên.(người cũ không cần phải đi nhưng người mới bắt buộc phải đi)
– Trường hợp không có CMND chủ hợp đồng: người cần đổi đem theo CMND của mình và 2 hóa đơn đóng tiền net gần nhất lên trung tâm giao dịch để đổi sang tên mình.
5. Tạm ngưng sử dụng dịch vụ mạng internet cáp quang FPT, truyền hình cáp FPT được không?
Tạm ngưng được, khi chưa hết cam kết sử dụng 24 tháng nếu tạm ngưng sẽ phải đóng tiền đặt cọc, số tiền này sẽ được trừ vào cước khi khách hàng khôi phục dịch vụ trở lại.
6. Chấm dứt, hủy hợp đồng internet cáp quang tôi phải là gì? Gọi điện thoại hủy hợp đồng có được không?
– Khi dùng mạng internet FPT hết thời gian cam kết 24 tháng, khách hàng có thể đem Modem đến trung tâm giao dịch gần nhất để thanh lý, chỉ cần đóng hết tiền cước và trả lại Modem.
– Khi chưa dùng hết thời gian cam kết, bồi thường 100% giá trị khuyến mãi bằng tiền mặt là 1.100.000đ đối với cáp quang gia đình hoặc 5.500.000 đồi với cáp quang doanh nghiệp. Thanh toán hết tiền cước, trả lại Modem.
– Không thể thanh lý hợp đồng qua điện thoại. Vì đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, yêu cầu phải đến quầy giao dịch gần nhất để ký xác nhận hủy.
7. Tôi thanh lý, hủy hợp đồng FPT vì mạng yếu, rớt mạng liên tục có phải bồi thường không?
Trường hợp FPT Telecom HCM không thể khắc phục được tình trạng dịch vụ kém, khách hàng có thể đơn phương thanh lý hợp đồng. FPT sẽ căn cứ vào số lần khách hàng gặp sự cố để giải quyết, bằng cách kiểm tra lại lịch sử các cuộc gọi thông báo sự cố trên tổng đài, báo cáo của nhân viên kỹ thuật các lần xử lý tại địa chỉ khách hàng.